Thời tiết tại Đà Nẵng đã bắt đầu xuất hiện những cơn mưa lớn kéo dài trong những tuần gần đây. Đặc biệt, từ tháng 10 đến tháng 12 là khoảng thời gian Đà Nẵng bước sang mùa mưa bão, các cơn giông bão xuất hiện dày đặc, biển biến động mạnh. Do vậy việc chuẩn bị các công tác phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão là vô cùng cần thiết.
Cùng Nam Á xem qua bài viết nay để biết thêm về các mối nguy vào mùa mưa bão và đề xuất các thiết bị bảo hộ phù hợp để đảm bảo lao động và sản xuất vẫn an toàn.
Những nguy hiểm khi làm việc ngoài trời trong thời tiết mưa bão là gì?
Những nguy cơ tiềm ẩn khi làm việc trong thời tiết mưa bão sẽ khác nhau giữa các nơi làm việc. Như là:
- Bề mặt trơn trượt có thể dẫn đến các chấn thương do ngã, trượt chân. Các số liệu mới nhất từ Cơ quan Điều hành Sức khỏe và An toàn (HSE) cho thấy 29% các trường hợp thương tích không tử vong là do trượt, trượt và ngã. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây thương tích tại nơi làm việc.
- Làm việc dưới mưa và trời lạnh trong một thời gian dài mà không trang bị tốt đồ bảo hộ có thể dẫn đến các bệnh như: cảm lạnh, thương hàn,,,
- Dẫm phải các mảnh vỡ sắc nhọn dưới nước dẫn đến bị thương. Dẫn đến nhiễm trùng vết thương hoặc uốn ván đe dọa đến sức khỏe người lao động.
- Các đường dây điện, mối nối điện, dây cáp điện rơi xuống nước có thể gây ra điện giật hoặc nguy hiểm đến tính mạng người lao động.
- Vào mùa mưa ban ngày thường tối dẫn đến tầm nhìn kém đồng thời mưa cũng gây cản trở tầm nhìn. Nên rất dễ xảy ra các va chạm.
Các biện pháp – thiết bị bảo hộ an toàn làm việc vào mùa mưa bão
Các biện pháp để giữ an toàn cho người lao động khi làm việc ngoài trời vào mùa mưa bão là:
- Cung cấp đầy đủ các Thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân. Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 về Trang bị Bảo hộ Cá nhân tại nơi làm việc yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp cho nhân viên của họ trang thiết bị bảo hộ và quần áo miễn phí. Những đồ bảo hộ đã bị hư hỏng cần phải được thay thế.
- Có nơi trú ẩn và khuyến khích nghỉ giải lao thường xuyên. Khi mưa lớn, người lao động nên được khuyến khích nghỉ ngơi thường xuyên hơn trong nhà hoặc dưới mái che. Tránh làm việc dài dưới thời tiết mưa bão, dẫn đến nguy cơ bị nhiễm lạnh hoặc trượt chân, trượt ngã.
- Cung cấp các khóa đào tạo phù hợp về sức khỏe và an toàn.
>> Đối với người lao động: phải được đào tạo về sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động và thực hành làm việc an toàn.
>> Đối với người sử dụng lao động: phải nắm vững kiến thức về an toàn lao động và đào tạo lại cho nhân viên. Ví dụ, người lái xe cần được cung cấp thông tin và đào tạo về khoảng cách dừng xe an toàn, những khoảng cách này sẽ tăng lên trong điều kiện thời tiết ẩm ướt. - Sử dụng các biện pháp cải thiện tầm nhìn. Người lao động có thể đeo kính bảo hộ chống sương mù. Nếu có thể, những công việc cần thực hiện của người đeo kính nên được hoãn lại cho đến khi trời bớt mưa – tầm nhìn kém là nguyên nhân chính dẫn đến trượt, té và ngã. Người lao động cũng nên mặc quần áo có gắn sợi phản quang tốt để đồng nghiệp và khách khi vào công trường dễ nhìn thấy hơn trong điều kiện trời mưa và ánh sáng yếu.
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người lao động. Cần tuân thủ các quy định về trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân, đặc biệt là vào thời tiết mưa bão, để đảm bảo công việc sản xuất an toàn.
Các thiết bị bảo hộ lao động cần trang bị vào mùa mưa
1. Quần áo đi mưa – thiết bị bảo hộ lao động đi mưa
Quần áo mưa khi được lựa chọn cho những ngày mưa dài và ở nhiều giờ dưới mưa thường là loại có 2 lớp. Loại quần áo mưa bảo hộ này thường được may thêm phản quang ở ống quần mưa, ngang ngực và sau lưng áo mưa tạo độ sáng khi trời mưa bão sẩm tối. Quần áo mưa có nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với từng người. Lớp tráng nhựa ngoài áo mưa chịu được lượng mưa lớn mà không gây cảm giác đau rát cho người măc.
Xem mẫu Áo mưa bộ Rando 2 công dụng, chống mưa chống rét tại đây!

2. Ủng cao su – thiết bị bảo vệ chân an toàn
Ủng cao su được trang bị cần thiết với loại có lớp lót ở trong ủng tạo cảm giác đi thật chân. Đế ủng thường có nhiều rãnh nhỏ để tránh trơn trượt. Ủng cao su có các chiều dài phù hợp với từng công việc cứu hộ và phòng chống. Và ủng còn phải có đế và rãnh sâu để chống trơn trượt tốt.
Xem mẫu ủng đi mưa Thùy Dương tại đây!

3. Đèn pin chống nước
Đèn pin chống nước sử dụng cho ngày mưa bão là dùng pin thay thế cho điện năng. Tính năng này giúp ta không quá phụ thuộc vào điện khi mà mưa bão thường kèm theo mất điện và cháy nổ. Hơn hết khi nắp và thân đèn có khớp nối khít và chắc sẽ ngăn không cho nước mưa thấm vào trong đèn. Việc sử dụng đèn pin cho cứu hộ vào những lúc tối trời là rất cần thiết.
Xem mẫu đèn pin IPX4 siêu sáng, chống nước loại tốt.

4. Găng tay bảo hộ
Đối với các đơn vị cứu hộ bốc dỡ thì việc dùng găng tay là cần thiết. Găng tay vải, sợi được sử dụng khi cầm nắm các vật nặng, các vật có tính năng cọ xát và trơn trượt. Trong khi đó găng tay su lại được sử dụng trong môi trường nước, nước bẩn và các dung dịch tẩy rửa tránh cho sự viêm nhiễm và mầm bệnh. Các loại găng tay cũng có kích thước dài ngắn khác nhau tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng….
Xem các mẫu găng tay sợi muối tiêu tại đây!
5. Mũ bảo hộ – thiết bị bảo hộ đầu cho kỹ sư công nhân
Sử dụng mũ bảo hộ thay cho mũ của áo mưa hoặc dù giúp bảo vệ người lao động khỏi các chấn thương như: các chấn thương nghiêm trọng do ngã, do trượt chân, trượt và ngã, hoặc các vật liệu bị rơi, ngã, đổ.
Xem mẫu Mũ bảo hộ SSeda IV tại đây!

6. Áo phản quang
Điều kiện thời tiết mùa mưa bão như sương mù, gió lớn, ánh nắng hạn chế, mưa có thể làm giảm tầm nhìn. Khiến người lao động có nguy cơ bị va chạm bởi thiết bị nặng hoặc xe cộ đang chạy tới.
Trang bị áo phản quang giúp chắc chắn rằng người lao động có thể được nhìn thấy từ xa. Nên mặc quần áo có sợi phản quang tốt, đặc biệt là những ai phải làm việc ở khu vực xe cộ qua lại nhiều hoặc máy móc hạng nặng hoạt động. Áo mưa có gắn sợi phản quang sẵn là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Xem mẫu áo mưa phản quang tại đây!

Trên đây là những một số thiết bị bảo hộ cần phải trang bị vào mùa mưa bão. Bảo hộ lao động Nam Á là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị bảo hộ lao động: áo mưa bộ, áo phản quang, găng tay, ủng đi mưa, quần áo bảo hộ,… Quý khách cần tư vấn liên hệ với Nam Á bằng các cách sau để được tư vấn nhanh nhất!
Thông tin liên hệ:
Nam Á Uniform Uniform & Safety chuyên đồng phục và vật tư bảo hộ lao động
- Trụ Sở: 56 Phần Lăng 6 – P. Hòa Khê – Q. Thanh Khê – TP. Đà Nẵng
- Điện thoại: 0902.418.196
- Hotline: 0902.623.108 – 0905.386.657
- Fanpage: facebook.com/dongphucnama
- Website: www.baoholaodongnama.com
- Email: baoholaodongnama@gmail.com
Danh mục sản phẩm bạn có thể tham khảo qua
Nam Á Uniform & Safety chuyên cung cấp quần áo bảo hộ lao động giá rẻ tại Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi – Thành phố Hồ Chí Minh và giao hàng nhanh trên cả nước.
Công ty bảo hộ lao động Nam Á tự hào là nhà cung cấp Quần áo BHLĐ và Trang thiết bị BHLĐ chính hãng, được sản xuất và nhập khẩu từ các thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế, gồm:
▬ Quần áo BHLĐ: Quần áo vải bạt, quần áo phòng sạch, quần áo kaki, quần áo chịu nhiệt,..
▬ Găng tay BHLĐ: Găng tay sợi, găng tay cao su, găng tay phủ sơn, găng tay chịu dầu,..
▬ Giày BHLĐ: Giày bata, giày phòng sạch, giày đế kếp, giày vải bảo hộ,..
Ngoài ra còn có: Mũ bảo hộ, mặt nạ bảo hộ, kính bảo hộ, bịt tai chống ồn, biển báo an toàn,..
➦ Phục vụ công trường, nhà máy, xưởng cơ khí, hầm mỏ, giàn khoan, khu công nghiệp,..
➦ Sản phẩm chất lượng tiêu chuẩn Châu Âu, giá thành cạnh tranh.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ BÁO GIÁ ĐỒNG PHỤC VÀ THIẾT BỊ BẢO HỘ TỐT NHẤT QUA ZALO:
Zalo: 0902.418.196
Zalo: 0902.623.108
Zalo 0905.386.657